G-OFFICE

VĂN PHÒNG ẢO, VĂN PHÒNG TRỌN GÓI, CO-WORKING

G-OFFICE

CHIA SẺ GIÁ TRỊ, CHIA SẺ LỢI ÍCH, CAM KẾT LÂU DÀI

G-OFFICE

DỊCH VỤ VĂN PHÒNG TRỌN GÓI
CAO CẤP - CHUYÊN NGHIỆP - CHI PHÍ TỐI ƯU

Tin tức

7 BÀI HỌC QUAN TRỌNG CHO CÁC NHÀ SÁNG LẬP VÀ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

      Nhà sáng lập (Founder) và giám đốc điều hành (CEO) của những công ty startup phải đối mặt với rất nhiều các thử thách: gọi vốn, xây dựng đội ngũ quản lí, phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh, bắt đầu các chương trình marketing, tìm được thêm các khách hàng mới,…và rất nhiều công việc phải làm khác.

      Dưới đây là 07 bài học quan trọng mà các founder và CEO cần lưu ý để đạt được thành công.

1. Tìm được những nhân viên phù hợp

     Tất nhiên là bạn nên thuê những nhân viên phù hợp nhất với đội ngũ mà bạn đang xây dựng. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được thành công về lâu dài. Dưới đây là một số câu hỏi quan trọng mà một công ty startup nên cân nhắc trước khi thuê 1 nhân viên nào đó:

- Liệu nhân viên đó có các kỹ năng cần thiết với vị trí ứng tuyển hay không?

- Nhân viên đó là những người có tinh thần kinh doanh hay đã quá quen với môi trường thụ động?

- Nhân viên đó có phù hợp với văn hóa của công ty hay không?

- Liệu nhân viên đó có thể thích ứng và đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong công ty hay không?

- Nhân viên đó có cho thấy được niềm đam mê với công việc hay không?

- Nhân viên đó có phải là người thông minh và có tư duy nhanh nhạy hay không?

- Liệu nhân viên đó có kết hợp tốt với những thành viên khác trong nhóm hay không?

2. Tập trung vào việc giữ cho nhân viên có nhiều động lực và hạnh phúc

      Một phần quan trọng trong công việc mà CEO của một startup hoặc founder phải thực hiện đó là thêm vào các chương trình, giải thưởng nhằm khuyến khích nhân viên luôn nỗ lực và giữ cho họ luôn ở trạng thái hài lòng với công việc.

      Dưới đây là một số ý tưởng mà các công ty startup có thể sử dụng để truyền cảm hứng và động lực cho nhân viên:

- Hãy dành những cổ phần/cổ phiếu với mức giá ưu đãi cho một phần hoặc tất cả nhân viên

- Thời gian làm việc linh động

- Thỉnh thoảng nhân viên cũng có thể làm việc từ xa

- Luôn có phần thưởng vào các dịp đặc biệt cho những nhân viên có nhiều đóng góp

- Đảm bảo về mặt sức khỏe cho nhân viên

- Xây dựng các hoạt động thắt chặt tinh thần đội nhóm

- Khuyến khích và đưa ra nhiều phản hồi cho nhân viên

- Tổ chức chúc mừng khi nhóm nhân viên đạt được thành công

- Tạo ra những cơ hội học hỏi và huấn luyện cho nhân viên

- Luôn đặt mục tiêu về công việc và nghề nghiệp cho mỗi nhân viên

- Tập trung vào việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên

3. Không ngừng kêu gọi vốn

      Để kêu gọi vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần thì các startup thường phải bỏ ra rất nhiều thời gian. Vì thế, startup của bạn phải luôn sẵn sàng và chuẩn bị trong mọi tình huống. Hãy:


- Chuẩn bị tâm thế cởi mở và linh hoạt với tất cả yêu cầu của nhà đầu tư

- Luôn có một chiến dịch PR và marketing để có thể tìm được những nhà đầu tư tiềm năng

- Luôn có các dữ liệu về các hợp đồng quan trọng của công ty, các tài liệu liên quan, hoặc những thứ như thông tin sở hữu trí tuệ để nhà đầu tư có thể đánh giá khi tiến hành đàm phán và thương lượng.

4. Luôn đưa ra và chuẩn bị cho việc phải đối mặt với các thử thách lớn

      Những thử thách lớn nhất để bắt đầu và làm startup phát triển bao gồm các công việc sau:

- Có được một sản phẩm/dịch vụ tuyệt vời

- Có được kế hoạch và tầm nhìn xa cho doanh nghiệp

- Đảm bảo kinh phí và duy trì dòng tiền một cách hợp lí

- Thuê những nhân viên phù hợp

- Không bao giờ nản lòng khi khách hàng từ chối

- Quản lí thời gian một cách hiệu quả

- Luôn giữ vững niềm tin và biết rằng chặng đường phía trước còn rất dài

5. Xây dựng được một sản phẩm tuyệt vời nhưng đừng mất quá nhiều thời gian để ra mắt nó

     - Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ít nhất phải đạt được trạng thái tốt nhất khi đến tay khách hàng.

     - Những sản phẩm và dịch vụ này nhất định phải có sự khác biệt so với những sản phẩm cùng loại với đối thủ trên thị trường.

     - Đừng trì hoãn việc ra mắt sản phẩm mới vì có thể những phản hồi của khách hàng là một trong những cách tốt nhất để cải thiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của bạn.

6. Hãy cởi mở trong việc tiếp nhận những đề nghị, lời khuyên và cả ý kiến trái chiều

      Nếu bạn có một đội ngũ mạnh thì bạn nên lắng nghe những đề nghị và cả lời khuyên của họ. Hãy cởi mở với những đổi mới và sáng tạo trong việc kinh doanh sản phẩm, tiếp cận khách hàng cũng như những chiến lược về truyền thông.

7. Nhận ra những vấn đề quan trọng về pháp lý

      Việc bỏ qua những vấn đề pháp lý quan trọng có thể nhấn chìm một startup. Dưới đây là một số điểm quan trọng về pháp lý mà các startup cần tập trung vào:

- Công ty bạn có đang tuân thủ các luật chứng khoán hiện hành trong việc phát hành cổ phiếu hay không?

- Doanh nghiệp bạn đã có những quy trình thích hợp để bảo vệ tài sản trí tuệ (thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế,…) hay chưa?

- Công ty của bạn đã có những hình thức hợp đồng nhằm bảo vệ và giảm thiểu các vấn đề về pháp lý với khách hàng hay chưa?

Nguồn: Forbes