G-OFFICE

VĂN PHÒNG ẢO, VĂN PHÒNG TRỌN GÓI, CO-WORKING

G-OFFICE

CHIA SẺ GIÁ TRỊ, CHIA SẺ LỢI ÍCH, CAM KẾT LÂU DÀI

G-OFFICE

DỊCH VỤ VĂN PHÒNG TRỌN GÓI
CAO CẤP - CHUYÊN NGHIỆP - CHI PHÍ TỐI ƯU

Tin tức

CHÍNH TƯ DUY CỦA NHỮNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẼ LÀM CHO DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN

     Bạn có thể đội chiếc mũ doanh nhân, bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp nhỏ và hoàn toàn hài lòng với thị trường ngách mà bạn đang có. Hoặc là bạn có thể nghĩ rộng hơn và làm việc theo cách của một CEO tập đoàn lớn. Dưới đây là một vài cách mà bạn có thể thực hiện để nhìn thấy được một bức tranh lớn hơn trong tương lai.

     Rất nhiều những doanh nghiệp bắt đầu một cách tình cờ và phát triển rất tự nhiên. Chúng ta đã đọc vô số câu chuyện về những doanh nhân đã trót rơi vào con đường kinh doanh một cách ngẫu nhiên như thế. Có rất nhiều những công ty cho ra đời những sản phẩm dịch vụ nhằm mục đích mang lại lợi ích cho chính cuộc sống của họ và sau đó mới nhận ra rằng đang có một mỏ vàng bên trong những sản phẩm dịch vụ này. Hầu hết những doanh nhân thành công trên thế giới đều đi con đường mà họ muốn và luôn hướng tới việc trở thành một doanh nghiệp lớn.

     Với việc thiết lập được tư duy tạo ra sản phẩm và tiếp tục phát triển nó như là trái tim trong chính các hoạt động kinh doanh thì mọi người sẽ nhìn vào bạn với một cái nhìn rất khác. Thậm chí khi bạn chỉ ngồi xung quanh chiếc bàn ăn trong bếp cùng với một chiếc laptop thì thế giới bên ngoài – bao gồm khách hàng, nhà cung cấp và những nhà đầu tư tiềm năng cũng không biết được điều này nếu bạn không có một thái độ đúng đắn với chức danh CEO.

     Khi tự xây dựng doanh nghiệp của mình thì nó cho phép bạn làm việc một cách rất linh động và có thể tự do lựa chọn những công việc mà bạn muốn. Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình trở thành kẻ khổng lồ thì trước hết bạn cần phải có những kế hoạch tham vọng để phát triển doanh nghiệp và tạo ra những khác biệt. Dưới đây là một số cách thực tế mà bạn có thể áp dụng để tư duy như một CEO của một công ty lớn:

- Phát triển tầm nhìn của công ty – lí do tại sao mà bạn bắt đầu kinh doanh. Nếu không đặt ra được câu hỏi “tại sao công ty của bạn lại tồn tại và xuất hiện”, “mục đích của công ty bạn là gì?”, “tại sao khách hàng lại cần đến sản phẩm và dịch vụ của bạn?” thì bạn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Tạo ra một kế hoạch kinh doanh vững chắc, hãy thiết lập mục tiêu cho 5 năm hay 10 năm tới, đó có thể là việc mở rộng thị trường, phát triển đội nhóm và các vấn đề liên quan đến lợi nhuận. Hãy cân nhắc đến chiến lược phát triển cho công ty mình, bạn có muốn phát triển dựa trên chiến lược nhượng quyền thương hiệu hay không hay là chỉ xây dựng công ty để bán. Hãy đặt một mục tiêu cao nhất có thể.

- Hãy thực hiện các quy trình mà bạn biết rằng sẽ cần thiết trong tương lai. Hãy cho ra đời quyển sổ tay của công ty, thậm chí khi bạn chỉ mới bắt đầu xây dựng doanh nghiệp, bằng cách thêm vào các chính sách và điều khoản kinh doanh. Điều này có vẻ như không thực sự cần thiết nhưng nó sẽ thúc đẩy bạn suy nghĩ về những gì bạn đang làm hay dạng nhân viên như thế nào mà bạn muốn tuyển dụng,…

- Hãy đầu tư vào thương hiệu. Nếu bạn có ngân sách thì hãy cho những người có chuyên môn hỗ trợ bạn trong việc xây dựng website, thiết kế logo và tiếp thị thương hiệu. Có một thương hiệu mạnh và ở vị trí bắt mắt chắc chắn sẽ làm cho khách hàng của bạn chú ý ngay từ giai đoạn đầu tiên.

     Khi mới bắt đầu một doanh nghiệp, bạn có rất nhiều thứ cần phải xem xét, đánh giá. Dần dần ngày qua ngày, khi các nhiệm vụ liên tiếp lặp đi lặp lại sẽ khiến bạn cảm thấy quá tải. Nhưng nếu bạn muốn phát triển và thành công thì điều quan trọng không chỉ là bạn chỉ nhìn những thứ ở hiện tại mà bạn còn phải hướng về tương lai. Nếu bạn muốn thành công và cạnh tranh với những đối thủ lớn thì đừng chỉ hành động như một doanh nghiệp nhỏ, hãy nghĩ lớn và hành động lớn để tạo ra được nhiều hơn nữa những giá trị trong tương lai.

Nguồn: entrepreneur.com