G-OFFICE

VĂN PHÒNG ẢO, VĂN PHÒNG TRỌN GÓI, CO-WORKING

G-OFFICE

CHIA SẺ GIÁ TRỊ, CHIA SẺ LỢI ÍCH, CAM KẾT LÂU DÀI

G-OFFICE

DỊCH VỤ VĂN PHÒNG TRỌN GÓI
CAO CẤP - CHUYÊN NGHIỆP - CHI PHÍ TỐI ƯU

Tin tức

LÀM THẾ NÀO ĐỂ VIẾT MỘT BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH?

1. Tạo một bản tóm tắt dự án

Kế hoạch kinh doanh – bao gồm việc định hướng bán hàng và những thứ có liên quan – thường được các doanh nghiệp mới thành lập tạo ra khi họ đang trong thời kỳ tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc giải quyết các vấn đề về tài chính, sau đó bản kế hoạch này sẽ được sửa đổi liên tục theo thời gian. Bản tóm tắt dự án lúc này sẽ trở thành tiêu chuẩn có thể tóm tắt một cách nhanh chóng về những chi tiết quan trọng của kế hoạch kinh doanh đó.

- Bản tóm tắt dự án là lời giới thiệu về hoạt động kinh doanh và chính bản thân doanh nghiệp. Nó xác định những vấn đề hoặc nhu cầu của thị trường và giải thích những điểm nổi bật và độc đáo mà doanh nghiệp bạn đang và sẽ làm để giải quyết những vấn đề/hoặc cung cấp giải pháp để có thể giải quyết vấn đề đó. Nó cho những người chưa biết gì về doanh nghiệp của bạn biết những gì bạn đang làm và tại sao bạn sẽ thành công.

- Bản tóm tắt dự án này phải có liên quan đến những thứ như marketing, tài chính, chiến lược quản lí và những kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp bạn. Bạn cũng nên cung cấp cả những thông tin có liên quan đến kế hoạch kinh doanh vào bản tóm tắt dự án này.

- Hãy thực hiện phần tóm tắt một cách nghiêm túc. Nó nên được tổng hợp dưới dạng tóm tắt, có thể là một vài đoạn giới thiệu ngắn. Bạn cũng có thể trình bày nó dưới dạng một danh sách, hình ảnh hoặc dưới những dạng khác, miễn sao làm cho những điểm quan trọng trở nên rõ ràng và dễ nhìn nhất để người đọc có thể hiểu được những điểm mà bạn muốn nhấn mạnh.

2. Xác định sản phẩm và lĩnh vực bạn đang kinh doanh

Sau khi hoàn thiện được bản tóm tắt dự án, kế hoạch kinh doanh của bạn cần được phân chia chi tiết hơn thành nhiều phần. Bạn nên bắt đầu bằng việc cung cấp những thông tin về việc doanh nghiệp của bạn là ai và bạn đang bán thứ gì.

- Hãy cung cấp những chi tiết như thời gian và làm thế nào mà doanh nghiệp của bạn hình thành, trụ sở của nó ở đâu, cấu trúc pháp lí của nó như thế nào,…

- Hãy xác định giá trị của sản phẩm và dịch vụ của bạn. Xác định những tiện ích chi tiết và đặc trưng mà sản phẩm và dịch vụ của bạn cung cấp cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Liệu sản phẩm của bạn có giúp cho khách hàng của bạn tiết kiệm được tiền, cải thiện sức khỏe hay cung cấp kiến thức cho họ hay không. Xác định chính xác nhu cầu của khách hàng và thị trường là những gì mà bạn cần làm.

3. Phân tích thị trường

Một khi bạn giải thích được bạn là ai và bạn đang làm những gì thì tiếp theo bạn cần xác định đối thủ trong cùng lĩnh vực hoặc gần với lĩnh vực của bạn và vị trí hiện tại giữa bạn và họ ra sao. Chính xác thì đối thủ của bạn đang bán những sản phẩm và dịch vụ gì?

- Xây dựng vị trí của bạn trên thị trường. Xác định chính xác vị trí của sản phẩm và dịch vụ của bạn. Sản phẩm của bạn liệu có phải là một công cụ sáng tạo có thể giải quyết một vấn đề thông thường cho một nhóm có nhân khẩu học đặc biệt hay không. Hay nó là một sản phẩm tương tự với các sản phẩm khác nhưng chi phí để khách hàng bỏ ra chi trả phải chăng hơn rất nhiều.

- Hãy xem xét những xu hướng trong nền công nghiệp và thị trường của bạn để có thể lên kế hoạch cho những phương hướng kinh doanh cũng như sự tăng trưởng trong tương lai.

 - Hãy xem xét cả những giới hạn về mặt địa lí của khu vực thị trường. Những công ty về dịch vụ thường gặp nhiều bất lợi bởi chi phí phải bỏ ra là cao hơn rất nhiều khi muốn mở rộng khu vực tiếp cận khách hàng so với các đối thủ địa phương.

4. Xem xét nhóm đối tượng khách hàng

Một phần bạn cần lưu ý trong kế hoạch kinh doanh là bạn phải biết được bạn đang bán sản phẩm/mong muốn bán sản phẩm cho ai và có bao nhiêu loại khách hàng đang tồn tại trong thị trường của bạn.

- Ví dụ bạn bán bồn tắm dùng để thư giãn, đối tượng khách hàng bạn hướng tới là những bà mẹ có độ tuổi từ 25-49 tuổi. Hãy thêm vào những mô tả nhân khẩu học như sở thích của nhóm đối tượng này là gì, các thông tin về địa lí, hành vi,…

5. Xác định lợi thế cạnh tranh của bạn

Khi bạn đã xác định được bạn là ai, bạn bán cái gì, ai là khách hàng bạn đang hướng tới, đối thủ nào đang có sản phẩm giống như bạn, và bạn cần xác định chi tiết bạn sẽ làm gì để đạt được thành công. Cho dù những điều này được nêu ra là để thu hút các nhà đầu tư hay làm rõ tầm nhìn kinh doanh

- Ví dụ nếu bạn là một nhà sản xuất đồ ăn vặt thì bạn nên liệt kê ra những điểm mạnh và điểm yếu của những đối thủ cạnh tranh chính với bạn và khía cạnh nào bạn đang có hoặc sẽ có khác biệt hoặc tiên tiến hơn đối thủ. Đó có thể là một dòng sản phẩm mới sáng tạo hơn, những chiến lược phân phối, chiến lược tiếp thị, mô hình giá cả,…

- Hãy phân tích các số liệu một cách thực tế, nhưng đừng ngại xác định điểm khác biệt giúp bạn có thể chiến thắng đối thủ

6. Đặt ra kế hoạch bán hàng và tiếp thị

Đây là phần đặc biệt vô cùng quan trọng với những doanh nghiệp có định hướng bán hàng. Ban đầu bạn chỉ nói về những lí do tại sao bạn sẽ chiến thắng đối thủ. Nhưng bây giờ bạn cần giải thích làm thế nào mà bạn có thể làm được điều đó.

- Hãy rà soát lại cấu trúc giá bán của bạn. Viết một kế hoạch bán hàng là cơ hội cho bạn xây dựng nên một chiến lược về giá cả. Hãy tìm kiếm những dịch vụ và sản phẩm trong ngành của bạn và dựa vào đó để xây dựng nên những mức giá phù hợp. Một mức giá hợp lí sẽ cho phép bạn có lợi thế cạnh tranh tốt trong khi vẫn thu về được lợi nhuận. Bạn cũng có thể bao gồm cả những kế hoạch về việc tăng giá và tối ưu chi phí sản xuất.

- Hãy liệt kê những mục tiêu doanh thu ngắn hạn, dài hạn và những dự báo thực tế nhất có thể. Bạn cũng có thể sử dụng doanh thu trong quá khứ làm điểm tựa, sau đó tính toán dựa trên những dấu hiệu thay đổi của thị trường rằng doanh thu của bạn có thể giảm đi hay tạo ra được bước đột phá trong tương lai.

- Xác định những địa điểm lí tưởng cho những sản phẩm dịch vụ của bạn. Bạn mở một cửa hàng mới và cung cấp sản phẩm cho các đại lí cũng là một lựa chọn khả thi. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm tất cả các hoạt động bán hàng và những chi phí liên quan ở mỗi nơi mà bạn mở cửa hàng.

- Xác định những cách mà bạn có thể tiếp cận khách hàng trong các chiến dịch quảng cáo. Website, tờ rơi, quảng cáo trên TV hoặc quảng cáo trên các banner ngoài trời,…Hãy xác định chiến lược marketing mỗi giai đoạn xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bạn là gì.

- Hãy đưa ra những đầu dòng bạn muốn nhóm marketing và nhóm sale thực hiện, bao gồm cả việc tham khảo những chiến lược bán hàng hiệu quả trong quá khứ. Tham dự một buổi ra mắt sản phẩm, trở thành đối tác của những tổ chức lớn là một trong những hoạt động trong kế hoạch marketing và bán hàng. Hãy mô tả việc tiếp cận đến khách hàng cho nhóm sale bằng cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để có thể đạt được các mục tiêu như thu hút hay tỉ lệ chuyển đổi.

7. Kết hợp tất cả

Không có bất kỳ loại tiêu chuẩn nào dành cho các kế hoạch kinh doanh. Nói một cách tổng thể thì chất lượng quan trọng hơn rất nhiều so với hình thức.

- Hãy chia bản kế hoạch của bạn thành nhiều phần với những tiêu đề khác nhau. Dưới đây là những tiêu đề mà bạn có thể cân nhắc cho kế hoạch của mình:

I. Tóm tắt dự án

II. Kế hoạch kinh doanh và sản phẩm/dịch vụ

III. Phân tích về ngành công nghiệp bạn đang tham gia

IV. Phân tích thị trường/khách hàng

V. Phân tích về đối thủ cạnh tranh

Hoặc bạn cũng có thể cân nhắc những tiêu đề dưới đây vốn sẽ phù hợp hơn cho các ngành kinh doanh về bán hàng:

I. Tóm tắt dự án

II. Tổng quan về doanh nghiệp

III. Phân tích ngành công nghiệp bạn đang tham gia

IV. Phân tích khách hàng

V. Phân tích đối thủ cạnh tranh

VI. Kế hoạch bán hàng/tiếp thị sản phẩm

  Nguồn: wikihow.com